Nếu đang thắc mắc thiết kế nội thất là làm những gì thì bài viết sau sẽ phần nào bật mí đôi chút về những công việc của một KTS nội thất khi nhận được nhu cầu triển khai dự án.
Thiết kế nội thất là cụm từ không mấy xa lạ ngày nay. Tuy nhiên, chi tiết thiết kế nội thất là làm những gì lại là vấn đề mà không phải ai cũng biết. Chắc hẳn bạn cũng từng không ít lần tự hỏi những kiến trúc sư sau khi tiếp nhận dự án hay yêu cầu từ phía khách hàng sẽ bắt đầu ra sao, thực hiện thế nào? Liệu có phải họ chỉ đơn thuần tưởng tượng, sáng tạo và vẽ vời? Bài viết sau đây sẽ hé lộ phần nào đáp án cho những thắc mắc trên.
Khảo sát thực tế công trình
Khi nhận 1 dự án hay yêu cầu thiết kế, các KTS không bắt tay vào thiết kế hay lên ý tưởng mà sẽ bắt tay vào việc khảo sát thực tế. Một bản thiết kế nội thất đẹp mắt, phù hợp cần được xây dựng trên điều kiện và nhu cầu của khách hàng với diện tích, không gian và nhiều yếu tố, lưu ý, chi tiết cần được tính toán, xem xét kỹ lưỡng trước khi xây dựng bản vẽ.
Khảo sát thực tế để tạo nên những bản vẽ kích thước thực
Qua quá trình khảo sát, bản vẽ nội thất sẽ được mô phỏng theo thông số kỹ thuật chính xác, điều này rất quan trọng trong việc đặt mua các loại bàn, ghế, tủ, … và nhiều đồ nội thất khác. Tất cả cần được chính xác từng ngóc ngách trước khi bắt tay vào công việc thứ hai.
Nghiên cứu nhu cầu, thói quen, sở thích của người sử dụng
Thiết kế nội thất là để phục vụ nhu cầu sử dụng của gia chủ. Bởi lẽ dù KTS có đưa ra bản vẽ thế nào và thực hiện nó ra sao thì người dùng cuối cũng không phải là họ. Khi có khách hàng liên hệ yêu cầu tư vấn và đặt thiết kế nội thất, mong muốn của họ là có được không gian phù hợp với cá tính, sở thích, thói quen sinh hoạt cũng như nhu cầu thực tế.
Khách hàng chưa chắc nhận thấy học có xu hướng sử dụng và sinh hoạt thế nào. Đôi khi, chính khách hàng cũng cảm thấy cực kỳ khó chọn lựa và mông lung vì không biết nên lựa chọn, sắp xếp và mua sắm đồ đạc thế nào cho hợp lý và đẹp mắt. Đó chính là lí do người KTS cần làm việc để thấu hiểu hơn nhu cầu của khách hàng.
KTS sẽ xác định được 1 số thông tin thiết yếu màu sắc yêu thích, phong cách nội thất, nhau cầu sử dụng (Ví dụ: Phòng ngủ cần thiết kế cho trẻ em hay người lớn? Nếu là trẻ em cần bố trí ra sao? … Tương tự với người lớn thì thế nào?). Khi đã nắm rõ nhu cầu, việc quyết định phong cách thiết kế, lên ý tưởng, phác thảo mẫu sẽ trở nên đơn giản hơn.
Lựa chọn phong cách chủ đạo
Hãy tiếp tục tìm hiểu thiết kế nội thất là làm những gì. Công việc tiếp theo sau khi đã khảo sát và nắm được nhu cầu khách hàng là xây dựng phong cách nội thất sao cho phù hợp. Đối với mỗi khách hàng, mỗi không gian, thiết kế và phong cách đưa ra sẽ được biến đổi linh hoạt, hợp lý.
Phong cách nội thất được chọn lựa theo sở thích và nhu cầu của khách hàng
Tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Một số phong cách khá quen thuộc nhưng không bao giờ lỗi mốt là: Phong cách hiện đại, phong cách cổ điển, phong cách tối giản hay phong cách trẻ trung, …
Xây dựng thiết kế với màu sắc và vật liệu phù hợp
Theo phong cách đã xác định, việc lựa chọn màu sắc của nền tường, sàn nhà là những màu sắc chính của của không gian. Ngoài ra còn có tranh ảnh, rèm cửa … cũng sẽ được quyết định. KTS dựa vào mắt thẩm mỹ, hiểu biết kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để hoàn thiện và đưa ra phương án vật liệu phù hợp.
Để thiết kế thực sự đẹp mắt, chinh phục được những khách hàng khó tính cũng như những không gian đặc thù, KTS cần tích lũy cho mình nguồn kiến thức, hiểu biết sâu rộng. Việc nắng rõ đặc tính, ưu – nhược điểm khác nhau của mỗi vật liệu sẽ giúp phương án nội thất đưa ra vừa đẹp vừa chất lượng!
Chọn lựa đồ dùng nội thất
Đồ nội thất tương ứng với chất liệu đã xác định nói trên có thể kế đến: Bàn, ghế, tủ, giường, kệ trang trí… Mỗi đồ vật này hiện nay lại có thiết kế vô cùng đa dạng. Rõ ràng, tất cả những món đồ này không chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng mà còn đáp ứng nhu cầu trang trí, thiết kế nội thất.
Từng món đồ nội thất cần được tham khảo, lựa chọn kỹ lưỡng
KTS sẽ cần chọn những vật dụng phù hợp cả về chất liệu lẫn kiểu dáng tương đồng, hợp lý. Đặc biệt hơn, bạn có thể đặt làm riêng những mẫu bàn độc lạ dành riêng cho không gian sống của mình. Những thiết kế này đảm bảo không đụng hàng, có 1-0-2 được sinh dành riêng cho 1 và chỉ 1 dự án.
Giám sát thi công
Hoàn thiện bản vẽ, hoàn thiện phối cảnh và được lựa chọn không có nghĩa là công việc thiết kế nội thất đã hoàn thành. Quan trọng nhất chính là khâu “hiện thực hóa” ý tưởng thành sự thật.
Để có được không gian hoàn thiện như thế này, KTS cần bỏ thời gian giám sát thi công thực tế
KTS sẽ theo sát dự án để nắm bắt tiến độ, kiểm tra chất lượng thi công, đảm bảo tạo nên những công trình đúng như thiết kế. Công việc này cũng bao gồm việc quyết định, điều chỉnh (nếu có) khi phát sinh nhu cầu thực tế để đảm bảo thiết kế cuối cùng thật sự chất lượng và đẹp mắt.
Một số hoạt động trên đây chính là 1 phần đáp án cho câu hỏi: “Thiết kế nội thất là làm những gì?”. Ngoài ra, có rất nhiều công việc không tên, rất nhiều công việc được lặp đi lặp lại. Nhất là quá trình hoàn thiện bản thiết kế, người KTS đã phải bỏ ra rất nhiều chất xám để có được mẫu thiết kế cuối cũng như bàn giao công trình trọn vẹn đến với khách hàng. Quả thật, nghề nào cũng có lắm gian nan.