Những điều bạn cần biết khi cải tạo nhà xây tường chịu lực

Cải tạo nhà xây tường chịu lực như thế nào để đảm bảo an toàn nhất cho công trình. Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.

Một căn nhà cũ đã xuống cấp không còn đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình thì cần phải cải tạo hoặc xây mới. Và cải tạo là giải pháp được rất nhiều gia chủ lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí. Một điều đặt ra lúc này là đưa ra phương án cải tạo phù hợp và nắm rõ kỹ thuật, kiến thức khi cải tạo nhà. Bởi vậy trong trong nội dung dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi cải tạo nhà xây tường chịu lực.

Một số thông tin về tường chịu lực

Trước khi chia sẻ những lưu ý khi cải tạo nhà xây tường chịu lực chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tường chịu lực là gì và có mấy loại tường chịu lực.

Tường chịu lực là gì?

kết cấu tường chịu lực 220mm

Tường chịu lực thường được xây với độ dày tối thiểu 20cm

Thông thường hệ thống kết cấu chịu lực của một công trình dân dụng tiêu biểu là nhà ở thường có 3 loại chính đó là: Kết cấu khung chịu lực, kết cấu tường chịu lực và kết cấu không gian chịu lực.

Vậy chúng ta có thể hiểu tường chịu lực tức là được xây dựng từ vật liệu có khả năng chịu lực thường là gạch đất sét nung hoặc vật liệu khác có khả năng chịu lực tốt hơn. Thông thường loại tường này được xây dựng với độ dày tối thiểu là 20cm và dùng loại gạch có khả năng chịu nén lớn hơn lên tới 50kg/cm2.

Phân loại tường chịu lực

Không chỉ hiểu tường chịu lực là gì mà trong quá trình cải tạo nhà xây tường chịu lực chúng ta cũng cần phải phân biệt được các loại tường chịu lực.

Tường chịu lực ngang

tường chịu lực theo phương ngang

Tường chịu lực ngang được bố trí theo phương ngang

Đây là loại tường chịu lực được bố trí theo phương ngang. Loại tường này có ưu điểm như sau:

  • Kết cấu đơn giản, ít sàn gác nhịp nhỏ, ít dầm.
  • Được sử dụng làm tường thu hồi có kết cấu chịu lực chính.
  • Khả năng cách âm tốt.

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nhưng loại tường chịu lực này vẫn có một số hạn chế như:

  • Không gian các phòng bố trí đơn điệu, không được linh hoạt.
  • Tường ngang dày, nhiều nên tốn vật liệu, móng nhà cần chịu được tải trọng lớn…

Tường chịu lực dọc

tường chịu lực theo phương dọc

Tường chịu lực dọc được bố trí theo phương dọc

Tường được bố trí theo phương dọc nhà được gọi là tường chịu lực dọc. Ưu điểm của loại tường này đó là:

  • Tiết kiệm vật liệu, diện tích xây dựng, giảm tải trọng cho móng.
  • Có thể bố trí kiến trúc mặt bằng trong nhà linh hoạt.
  • Có thể tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.

Mặc dù có nhiều khuyết điểm nhưng tường chịu lực dọc vẫn có một số hạn chế nhỏ như:

  • Khả năng cách âm kém do tường mỏng.
  • Hạn chế việc mở cửa sổ.

Như vậy, khi hiểu được thế nào là tường chịu lực cũng như nhận biết được các loại tường chịu lực sẽ giúp việc cải tạo nhà xây tường chịu lực diễn ra thuận lợi, đơn giản hơn. Vậy khi cải tạo những căn nhà như này chúng ta cần lưu ý gì? Mời các bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Ban đọc quan tâm: Thi công cải tạo nhà phố

Những lưu ý khi cải tạo nhà xây tường chịu lực

Ngày nay, nhu cầu cải tạo nhà mở rộng không gian, thêm tầng rất lớn nhiều gia chủ muốn phá bỏ một số bức tường tuy nhiên không phải bức tường nào cũng có thể phá bỏ. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm:

Không được tháo dỡ tường chịu lực

không được phá tường chịu lực

Tuyệt đối không được phá dỡ tường chịu lực

Không được tháo dỡ tường chịu lực trong quá trình sửa chữa, cải tạo nhà là điều mà bạn nên nhớ. Thêm một lưu ý nữa mà bạn cần quan tâm đó chính là không được mở cửa sổ hoặc cửa ra vào tại những bức tường chịu lực.

Trong trường hợp nếu bạn không thể phân biệt được đâu là tường chịu lực, tường không chịu lực thì cần nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra, trước khi thi công, sửa chữa bạn đừng quên làm đơn xin phép sửa nhà nếu ở chung cư tới các cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt.

Không tháo các thanh thép trên tường

Các thanh thép trên tường được coi là khung chịu lực của căn nhà. Do đó, dù bạn cơi nới thêm diện tích, thêm tầng cũng không được tháo các thanh thép này. Bởi nếu bạn tháo dỡ các thanh thép này sẽ khiến tường không còn khả năng chịu lực và ngôi nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào.

Giữ nguyên tường phân cách ban công

Trong một ngôi nhà bức tường này là tường chịu lực vô cùng lớn thậm chí nó còn được xem là tường trọng lượng để giữ cân bằng giữa 2 không gian này. Thông thường tường phân chia không gian giữa ban công và phòng thường sẽ được bố trí cửa sổ hoặc cửa ra vào. Bởi vậy, nếu phá dỡ bức tường chịu lực này nó sẽ khiến khả năng chịu tải của bạn công giảm, khiến ban công nhà bạn có thể bị sập bất cứ lúc nào.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những thông tin khi cải tạo nhà xây tường chịu lực. Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích khi cải tạo nhà trong trường hợp này.

Xem thêm: Sửa chữa cải tạo nhà Hà Nội chuyên nghiệp, uy tín, giá tốt

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Click vào biểu tượng ngôi sao để đánh giá!

Trung bình 5 / 5. Lượt: 1

Bài viết chưa có đánh giá. Hãy để lại nhận xét đầu tiên của bạn.

Để lại bình luận