Hướng dẫn thi công xây dựng nhà ở chuẩn từ A-Z

Hướng dẫn thi công xây dựng nhà ở từ giấy phép xây dựng đến khi hoàn thiện công trình từ A-Z; những lưu ý khi chuẩn bị mặt bằng cũng như cách làm việc với kiến trúc sư, nhà thầu… từ giai đoạn thi công đến giai đoạn hoàn thiện và bảo trì sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn thi công xây dựng nhà ở chuẩn từ A-Z

Mỗi gia đình đều mong muốn có một mái nhà che mưa, che nắng, khao khát mang đến cho con cái mình một tổ ấm vững bền, nơi con lớn lên vui vẻ, khỏe mạnh và bình an. Nhưng việc xây nhà đòi hỏi nhiều kiến thức quan trọng liên quan đến thi công, thiết kế, cũng như chuẩn bị ngân sách.  Bài viết này chúng tôi mong muốn cung cấp cho những khách hàng thân thiết của noithatmocxinh những kinh nghiệm, thông tin hữu ích trước khi tiến hành xây dựng nhà ở.

  1. Chuẩn bị ngân sách

Xây nhà đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn so với thu nhập của đại đa số mọi người. Thế nên việc chuẩn bị tài chính, ngân sách là một khoảng thời gian dài, có khi lên đến cả chục năm trước đó.

Việc chuẩn bị tài chính trước khi xây nhà cũng là chuẩn bị cho một bản thiết kế có quy mô và mức độ tiện nghi phù hợp với năng lực tài chính.

  • Nếu bản thiết kế đầy đủ chi tiết thì có thể thực hiện dự toán trên bản thiết kế đó.
  • Thông thường dự toán có thể sai số 5-10%. Theo kinh nghiệm thi công nhà ở gia đình của chúng tôi, thì chủ nhà nên dự phòng dôi ra khoảng 10-20% cho các vấn đề phát sinh, chủ yếu là giá vật liệu tăng trong quá trình xây dựng, so với giá trong dự toán.
  • Nếu không có bảng dự toán chi tiết, chủ nhà có thể khái toán trên cơ sở tính m2  xây dựng.

Dù là tự quản lý thi công hay thuê đơn vị thi công thì việc giải ngân trong quá trình xây dựng là điều bắt buộc, trong đó mỗi giai đoạn thi công tương ứng với một số tiền phải bỏ ra. Vì vậy cần tính toán hợp lý tài chính để chi cho mỗi giai đoạn. Ví dụ như sau khi đổ bê tông một sàn là phải thanh toán với cửa hàng vật liệu gạch – cát — đá — xi măng, và thanh toán cho các đội thợ xây.

Báo giá đơn giá phần xây thô (bao gồm khung sàn bê tông, xây khối xây gạch) khoảng 3 triệu VNĐ/m2 sàn

Báo giá phần xây thô + hoàn thiện (chưa bao gồm đồ nội thất) khoảng 6 triệu VNĐ/m2 sàn xây dựng đối với các dạng nhà phố, biệt thự phố, biệt thự đơn lập)

Để tìm hiểu chi tiết báo giá thi công xây dựng nhà ở mới nhất năm 2019, quý vị vui lòng tham khảo bài viết dưới đây:

  1. Chuẩn bị giấy phép xây dựng

Thời gian cấp phép với nhà ở đô thị là 15 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ : sơ hợp lệ.

Có 3 loại Giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng mới, sửa chữa cải tạo và di dời công trình.

 

  1. Làm việc với Kiến trúc sư

Là giai đoạn tư vấn thiết kế, có thể làm trước hoặc song song với quá trình chuẩn bị thi công xây dựng. Tuy nhiên, hồ sơ thiết kế thi công phải hoàn thành trước khi khởi công công trình. Trong giai đoạn này, chủ nhà cần thống nhất với kiến trúc sự tất cả các nội dung về thiết kế như: quy mô công trình, chiều cao, mật độ xây dựng, mặt bằng công năng, phong cách kiến trúc, các giải pháp kết cấu, giải pháp kỹ thuật.

Thống nhất nội dung về thiết kế:

  • Quy mô công trình, chiều cao, mật độ xây dựng, mặt bằng công năng, phong cách kiến trúc, các giải pháp kết cấu, giải pháp kỹ thuật.
  • Từ 5%-7% tổng chi phí xây dựng có thể lên tới 8-10%
  • Giá thiết kế nhà ở khoảng 150.000 – 250.000 VNĐ/m2 sàn.
  1. Lựa chọn nhà thầu

Trong quá trình chuẩn bị thi công, cần liệt kê các hạng mục tương ứng với các nhà thầu riêng biệt, liên lạc trước và lấy báo giá, ký hợp đồng. Không nên làm đến công đoạn nào đó mới tìm nhà thầu thì sẽ bị động, có thể bị ép giá hoặc không tìm kịp nên chậm trễ tiến độ.

Một ngôi nhà ở thường có những hạng mục nhà thầu sau:

  • Làm cốp pha, làm cốt thép, đổ bê tông khung sàn, xây các khối xây, trát tường, ốp lát các vị trí theo thiết kế.
  • Thi công các hệ thống dây điện, dây thông tin trong phần xây thô; lắp đặt các thiết bị điện, thông tin trong quá trình hoàn thiện.
  • Thi công các hệ thống ống cấp thoát nước trong phần xây thô, lắp đặt các thiết bị nước trong quá trình hoàn thiện.
  • Thi công phần dây và ống bảo ôn, ống thoát nước trong phần xây thô, lắp đặt thiết bị điều hoà trong quá trình hoàn thiện.
  • Thi công cầu thang (nếu sử dụng cầu thang gỗ), thi công cửa gỗ, trần gỗ theo m2. Thi công các loại cửa gỗ, cửa nhôm.
  • Thi công các phần ốp lát đá, mặt đá như mặt bậc thang, bậu cửa, mặt bàn bếp, bàn lavabo vệ sinh…
  • Thi công các loại lan can, cổng sắt, cửa sắt, khung mái nhẹ, hoa sắt cửa sổ…
  • Thi công các loại vách kinh ngăn chia, vách kinh phòng tắm, lan can, mái kính…
  • Thi công trần – vách tại các vị trí theo thiết kế.
  • Thi công bả tường, trần, sơn nước cho trần tường nội thất; sơn và xử lý chống thấm cho các mặt tường ngoài.
  • Thi công sàn gỗ cho các mặt sàn sử dụng theo thiết kế.

Trên đây là những hạng mục thi công cơ bản của các công trình nhà ở gia đình. Hiện nay, nhiều công trình có thế có thêm những hạng mục mới như hệ thống báo cháy chữa cháy, hệ thống camera an ninh, hệ thống điện thông minh, hệ thống mái năng lượng thông minh… Các hệ thống này có nhà thầu riêng.

Cần nắm rõ tất cả các hệ thống – hạng mục thi công của công trình để có sự điều phối phủ hợp: cái nào làm trước, cái nào làm sau để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng của mỗi hạng mục.

Trong quá trình thi công, làm việc với nhà thầu nhất thiết phải có hợp đồng, trong đó ghi cụ thể rõ nội dung công việc, chất liệu, chủng loại, quy cách, vật liệu, thời gian thi công, các quy tắc về bảo hành, bảo trì sau thi công. Các nhà thầu phải đưa ra giải pháp thi công cho chủ nhà phê duyệt, đảm bảo tối ưu về chất lượng, tiến độ và an toàn lao động. Chủ nhà cần phối hợp với các nhà thầu và giám sát công trường đế thực hiện công tác an toàn lao động. Cần xây dựng kịch bản ứng phó khi có tai nạn lao động xảy ra để tránh những hệ quả thiệt hại cho công trình.

Để tránh bị động, bị ép giá và chậm trễ tiến độ, chủ nhà nên ký hợp đồng, đặt cọc trước với các đơn vị thi công ở các hạng mục trong một thời gian nhất định. Điều này cũng tránh việc hết hoặc thiếu vật liệu trên thị trường khi thi công tới hạng mục đó.

  1. Bàn giao, nghiệm thu vào bảo hành công trình xây dựng nhà ở

Công tác nghiệm thu được thực hiện theo từng giai đoạn thi công, không phải sau khi công trình hoàn thiện. Theo đó có hai phần chính là nghiệm thu phần thô và nghiệm thu phần hoàn thiện.

Nội dung bảo hành, bảo trì cần được quy định cụ thể trong hợp đồng thi công, với các lỗi nếu do kỹ thuật thi công thì đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm.

Thời gian bảo hành, bảo trì cũng được quy định cụ thể trong hợp đồng.

  1. Công ty NỘI THẤT MỘC XINH thiết kế thi công xây dựng nhà ở trọn gói

Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn cao, đã tham gia thực hiện rất nhiều các công trình tại khu vực miền bắc, đặc biệt là khu vực Hà Nội và trên Phố cổ. Chúng tôi đã khẳng định được thương hiệu với khách hàng về sự uy tín, chuyên nghiệp và đặc biệt là giá thành rẻ nhất Hà Nội.

  • Công trình đẹp, có tính thẩm mỹ cao, công năng trong nhà hợp lý và đầy đủ tiện nghi.
  • Thi công đúng với thiết kế, đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn lao động.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường tốt và quan hệ tốt với dân cư xung quanh.
  • Cam kết minh bạch các nguồn cung cấp vật liệu.
  • Cam kết không phát sinh trong quá trình xây dựng.
  • Chế độ bảo hành 30 năm cho kết cấu tòa nhà ( duy nhất chỉ có tại Nội Thất Mộc Xinh)
  • Bảo hành phần hoàn thiện 2 năm
  • Hỗ trợ bảo trì trọn đời

Để nhận được tư vấn và báo giá chính xác cho công trình của bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại: 0982906686 

 

 

Bạn thấy nội dung này hữu ích?

Click vào biểu tượng ngôi sao để đánh giá!

Trung bình 3.3 / 5. Lượt: 3

Bài viết chưa có đánh giá. Hãy để lại nhận xét đầu tiên của bạn.

Để lại bình luận